Review sách: Bức xúc không làm ta vô can

Tác giả: Đặng Hoàng Giang

“Một góc nhìn thẳng thắn và tỉnh táo, xoáy vào những vấn đề bằng một con dao mổ sắc cạnh của tri thức. […] Từ lâu, những cây viết của nước ta vẫn dùng dao gọt hoa quả có lưỡi lượn sóng để mổ xẻ các vấn đề: chỉ làm cho bi thương trở thành một thứ lãng mạn và dễ đọc, dễ bán. Chúng ta thiếu những con dao mổ lạnh, nằm trong những bàn tay ấm.” – Nhà báo Đinh Đức Hoàng đã có nhận xét về tác phẩm “Bức xúc không làm ta vô can”.

Tags: , , , ,

Người ta thường nói, khi mình tích cực thì mọi thứ xung quanh mình đều sẽ tích cực, có phải như vậy?

Tôi từng đọc xong một cuốn sách trong vòng một đêm cách đây không lâu, và tiếp nối “thành tích” đó, tôi đọc xong “bức xúc không làm ta vô can” chỉ trong một ngày. 

Khác hẳn với lúc trước, tôi đọc trong một đêm với không kế hoạch, không mục đích, chỉ có chút mơ hồ trong đầu là phải cố gắng tập trung hoàn thành nó để nhanh chóng chuyển sang một công việc khác, một cuốn sách khác thôi.
Về nội dung sách, lúc này cũng hoàn toàn khác, khi mà đã lật tới những trang cuối cùng, tôi thực sự muốn đọc thêm nhiều câu chuyện hơn nữa,
Nếu như “người cũ còn thương” – cuốn sách có vẻ vô nghĩa với tôi – thì lúc này hoàn toàn khác, tôi dành nhiều thời gian để nghiền ngẫm lâu hơn, tôi ngấu nghiến từng câu chữ của tác giả, bởi tôi biết sẽ thật đáng tiếc nếu tôi vô ý bỏ sót một vài chi tiết nào mà tác giả muốn diễn đạt.

Tác giả Đặng Hoàng Giang

Sách “cũ” nhưng mới

Sẽ thích hợp hơn nếu tôi đọc nó lúc vừa mới “ra lò”.
Những sự kiện kinh tế – xã hội nóng bỏng của nước ta lúc bấy giờ có lẽ sẽ tạo cho tôi tầm nhìn sâu hơn, hiểu biết nhiều hơn, nắm bắt thông tin kịp thời hơn để tôi có thêm cơ hội chém gió với hội bạn.

À nhưng mà khoan đã, chắc cũng chưa phù hợp lắm, năm 2015, tôi vẫn đang là một cô bé học Tiểu học. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội lớn thế nếu tôi biết cũng chẳng thể chia sẻ cho ai, họ đâu thể tin một đứa học lớp 5 khi nó chia sẻ những thông tin sặc mùi nghị luận xã hội như thế!
Có lẽ sẽ phù hợp hơn nếu tôi đọc nó lúc tôi 14-15 tuổi nhỉ?
Có thể nói, lúc đó tôi đã có chút nhận thức, tôi vừa có thể nhìn lại tình hình Việt Nam lúc bầy giờ vừa rèn được chút tư duy phản biện, cái nhìn đa chiều và áp dụng vào những môn học của tôi.

Nhưng mãi đến năm tôi 20 tuổi, tôi may mắn gặp được một vài người tạo cho tôi thói quen, động lực để đọc sách, từ đó mới có cơ duyên đón đọc được “Bức xúc không làm ta vô can”, hẳn là một thiếu sót lớn nhỉ?
Có thể nói là tôi đi chậm hơn với thời đại không?
Nhưng tôi vẫn có một niềm tin rằng “Better late than never”, và dù sao những sự kiện tác giả cóp nhặt vẫn luôn là chủ đề mang tính thời sự cho tới tận 8 năm sau.

Dù rằng 8 năm là thời gian để xã hội thay đổi một cách chóng mặt,
Nhưng sau khi đọc xong, tôi nhận ra rằng vẫn chưa muộn nếu đến bây giờ chúng ta mới đọc nó, giá trị của cuốn sách vẫn còn nguyên vẹn cơ mà!
Chính vì thế mà, dù cuốn sách ra đời khá lâu rồi nhưng tôi vẫn xem nó như một cuốn sách mới, đơn giản là vì nó mới với tôi!

Tư duy, góc nhìn đa chiều

Cuốn sách có tác động khá lớn đến nhận thức và suy nghĩ của tôi. Nó kiến tạo cho tôi kĩ năng nhìn nhận sự việc đa chiều. Nếu như tôi đọc nó mà không suy ngẫm hay thỉnh thoảng đặt một vài câu hỏi nhỏ thì có lẽ tôi không nhận ra được nhiều điều như vậy.

Đây là một cuốn sách chính luận, phê bình xã hội, có khen nhưng đa phần là chê, gợi góc tối ở nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Nếu nói như nhà báo Vũ Trọng Phụng: “Chỉ nói cái gì thiên hạ thích nghe, nhất là sự giả dối” thì có lẽ Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang – tác giả cuốn “Bức xúc không làm ta vô can” sẽ không lấy được lòng thiên hạ cho lắm vì “những gì ông nói đều là sự thật trần trụi”.

Sự thật trần trụi

Tác giả cho tôi biết được, cuộc sống không đơn giản như những gì chúng ta vẫn thường thấy, mặt sau nó vẫn còn ẩn chứa thứ gì đó sâu xa hơn, thâm thúy hơn và cũng có thể nói là phũ phàng hơn, đôi khi có chút giả dối, toan tính và sắp xếp.

Tác giả bóc trần sự thật đời sống từ những hiện tượng vi mô, mang dấu ấn cá nhân như việc một người chạy marathon về chót, hành trình đến trường cùng người da trắng của cô bé Ruby, chuyện phẫu thuật thẩm mĩ, hay mạng xã hội rồi mê tín di đoan… cho đến các sự kiện mang tính vĩ mô nhưng ẩn đằng sau đó còn nhiều góc khuất,…

Tôi không cá chắc là bạn sẽ học được cách trở thành một nhà báo sau khi đọc “bức xúc không làm ta vô can”, nhưng tôi dám cam đoan rằng bạn sẽ hiểu biết hơn về góc nhìn chính trị xã hội của một nhà báo, một Tiến sĩ – người có tầm và có tâm đủ lớn như Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang.

Trong cuốn sách, không ít lần tôi đọc được cách ông dự đoán về tương lai, và nếu nhìn vào hiện tại thì những dự đoán của ông phần nào đang trên đà được “quy hoạch”.

Vốn là một nhà báo, tác giả bố trí kết cấu của cuốn sách không liền mạch như cách mà các cuốn sách trước tôi từng đọc (nội dung xuyên suốt của cả cuốn sách sẽ là câu chuyện dài và người viết sẽ chia ra từng phần cho người đọc dễ tiếp cận), cuốn sách này gồm 3 chương, dù đã đọc xong nhưng thành thật tôi vẫn chưa thể hiểu được căn cứ để ông chia thành 3 chương như thế.

Trong mỗi chương, à không… là xuyên suốt cả cuốn sách, tác giả kể về những câu chuyện khác nhau, có thể nói mỗi câu chuyện là một vấn đề xã hội tức thời, mỗi câu chuyện là một thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.

Qua cái nhìn đầy sâu sắc, thấu đáo và nhạy bén thêm vào đó có chút lạnh lùng, tác giả bóc trần sự thật cuộc sống một cách không thể nào phũ phàng hơn, nhưng vô cùng chân thực, sắc nét. Tưởng chừng đó là những cái mà ai cũng đã biết, nhưng chưa có ai đủ can đảm để nói ra, và phơi bày nó cả.
Sự thẳng thắn và chân thật đó có lẽ được xuất phát từ con người của một Tiến sĩ giỏi, một nhà nghiên cứu xã hội với cái tâm rộng lớn như ông Đặng Hoàng Giang.

Dù cuốn sách chủ yếu là lời phê bình, có lên án, có châm biếm nhưng trong từng câu văn vẫn toán lên vẻ đẹp của lòng nhân ái, sự trăn trở của tác giả với xã hội đương thời cũng như niềm mong ước về một xã hội Việt Nam tươi đẹp hơn, văn minh hơn.

Xã hội vặn vẹo, con người méo mó

Điều còn đọng lại

Thật sự biết ơn đến tác giả Đặng Hoàng Giang khi ông đã thẳng thắn nói ra sự thật, nhìn sự thật không đơn giản chỉ là sự thật, một “Bức xúc không làm ta vô can” giúp tôi hiểu được cách xã hội vận hành, cách mà con người ta vẫn thường đối xử với nhau, cách người ta nghĩ, sống và hành động, bởi lẽ “Gỗ không quan trọng, nước sơn mới thực sự quan trọng”.

Thử hỏi, sẽ thế nào nếu cuộc đời đối xử với nhau như cách mà tác giả nhìn nhận các vấn đề xã hội được đề cập trong cuốn sách, cuộc đời sẽ không có những lời “thảo mai”, cũng chẳng còn “phong bì” hay “nịnh hót”.
Phẳng chăng cuộc đời sẽ “dễ thở” hơn?

Mình là một người con xứ Nghệ, hiện đang học ngành Luật kinh tế (K38) tại trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Mình ưa thích viết lách và chia sẻ ...xem thêm

Bình luận