Review sách: Bắt trẻ đồng xanh

Tác giả: J. D. Salinger.

Là câu chuyện của nội tâm, những suy nghĩ của tuổi 17, có chút bồng bột, cũng có chút ngô nghê, có chút bộc phát pha trộn một vài suy nghĩ xa xa… Ngôn từ chân thực, câu chữ giản dị đời thường, lối kể nhẹ nhàng nhưng một nỗi là cuốn tiểu thuyết chẳng có nổi một vài tình tiết thắt – mở nút gì cả. Có thể nó sẽ khiến bạn khá nhàm chán về việc này, bởi lẽ, có ai mà lại không thích những tình tiết giật gân, bất ngờ cơ chứ!

Tags: ,

“Bắt trẻ đồng xanh” – tại sao lại là “bắt trẻ đồng xanh” mà không phải là “cuộc phiêu lưu của Holden Caulfield” hay “hành trình tỉnh giấc của người trẻ mới lớn”?

Tên gọi “Bắt trẻ đồng xanh” chẳng có ý nghĩa nào liên quan đến nội dung của cuốn tiểu thuyết này cả, cũng giống như Harper Lee lấy tên “giết con chim nhại” cho tiểu thuyết của mình, dù chẳng có con chim nhại nào bị giết trong cuốn tiểu thuyết đó!

Nhưng “bắt trẻ đồng xanh” còn ẩn chứa ngụ ý sâu xa của tác giả qua câu hát vu vơ từ một bài thơ: “Nếu một đứa nào gặp được đứa nào đang đến cho đồng lúa mạch xanh” có thể, đó là quá trình thức tỉnh của một cậu bé 17 tuổi bị đuổi học bốn lần do rớt quá nhiều môn, đó là quá trình cậu nhận thức về phần người mà sống lành mạnh hơn, chỉ vỏn vẹn mấy ngày mà bản thân cậu thật sự thay đổi, trưởng thành.

Bạn đọc sẽ đồng cảm nhiều với những gì cậu trải qua, hay nói cách khác là với cách cậu phải chống chọi mọi thứ một mình trong nỗi sợ hãi, sợ bố mẹ mà không dám về nhà, chỉ dám về khi chắc chắn mọi bực tức trong họ đã nguôi ngoai. Nhưng với tôi, cậu ta “mất dạy thế làm sao đồng cảm cho nổi!”. Bởi lẽ, cuốn sách có phần dạy hư chúng ta khá nhiều, những lời văng tục quá đà, những ý nghĩ lung tung bậy bạ chẳng đâu vào đâu. Nhưng hẳn thế, cậu bị đuổi học đến những bốn lần cơ mà, cộng thêm chút hơi thở của tuổi mới lớn, cậu chẳng lo nghĩ hay bận tâm gì cả, về chuyện tiền bạc đến việc ăn chơi các thứ, cứ thế dù trong lòng nỗi sợ vẫn còn đó nhưng cậu vẫn cứ làm những gì cậu thích, miễn để thời gian trôi nhanh nhanh đến thứ Tư để được về nhà.

Lũ vịt trong hồ nước đóng băng vào mùa đông biết bay đi phương nào?

Đó là cuộc hành trình chạy trốn khỏi thực tại, khỏi những nỗi sợ, à không đó hẳn phải là sự che dấu tội lỗi của một cậu thanh niên 17 tuổi vừa bị ngôi trường thứ tư đuổi học vì rớt bốn môn liền. 

Thứ Tư mới nghỉ lễ, nhưng vì tức mấy đứa bạn trong phòng cộng thêm chuyện đã bị đuổi trước đó nên cậu ra đi sớm hơn dự kiến, cậu muốn trở về nhà sau hai ngày từ khi bố biết tin, bởi lúc đó an toàn cho cậu hơn bao giờ hết. 

Chúng ta cũng vậy mà :haha:, khi làm sai một điều gì đó, phải đợi đến lúc ba mẹ có chuyện gì đó vui vui, thì mới dám khởi sự nhận lỗi các thứ, lúc đó ta không những không bị ăn đòn mà còn được ân cần chỉ bảo sửa sai nữa :haha:…

Holden trả lời câu hỏi của Poebe: “Anh muốn trở thành người thế nào. Bác học hay luật sư, hoặc gì đó nữa?”

Quả thật mà nói, thì ai lại đi chê sách dở bao giờ, thêm vào đó, đây là một cuốn tiểu thuyết được xếp vào hàng kinh điển nữa.

Nhưng thật sự, thật sự tôi cảm thấy nó chẳng có gì đáng giá để mang danh là “tiểu thuyết kinh điển” cả, ban đầu tôi mong chờ ít ra nó phải mang đến triết lý nhân sinh gì đó hay những bài học về cuộc sống dù là giản đơn chẳng hạn, một chút thôi cũng được, nhưng ngược lại đa phần là nó dạy hư chúng ta khá nhiều.

Vừa đọc tôi vừa nghĩ đến việc sẽ thế nào nếu thế giới trẻ thơ ngây ngô, trong trắng đọc được nó, cuốn sách có thể làm vấy bẩn lên tâm hồn ngây thơ ấy bằng những lời văng tục quen miệng, những ý nghĩ “mất dạy”,… Còn may mắn, có thể nói là bản thân tôi đã đủ vững tâm để đọc cuốn này, để nó không có cơ hội làm ảnh hưởng đến nội tâm bản thân, thế nhưng tôi vẫn có chút “ác cảm” với nó, dường như nó không phù hợp với tôi.

Có một điều tôi khá ấn tượng với nhân vật kể chuyện Holden Caulfield chính là sự trân trọng những người thân ruột thịt của mình. Thông qua lời kể của cậu thì tôi được biết, cậu khá tự hào vì có môt người anh D.B. giỏi giang, viết truyện hay và đối xử tốt với các em trong nhà, tuy cậu không nói nhiều về anh nhưng tôi vẫn thấy ở cậu một một sự ngưỡng mộ về người anh tài giỏi của mình. Em trai cậu kém cậu hai tuổi – Allie đã mất do chứng bạch hầu, một người mà cậu “thích nhất” khi nói chuyện với Phoebe – đứa em gái út về việc cậu thích cái gì nhất, một cậu bé thông minh nhất nhà, dễ thương và hiểu chuyện trong con mắt của Holden nhưng khá xấu số. Với cậu, đứa em gái út Phoebe là những gì còn lại cậu có, nơi cậu đặt tình thương và lý tưởng sống của mình, bởi lẽ Phoebe cũng thương Holden nhiều đến thế cơ mà, cô đã “cưu mang” giúp anh trốn bố mẹ trong đêm anh về, người đã đưa cho anh tất cả số tiền tiết kiệm cho mùa Noel để anh dùng, người đã ngây ngô xách cả vali to đùng theo mình để đi xa cùng anh, bỏ lại tất cả, và cũng chính cô đã ngăn cậu ta – Holden đi xa hơn với những bước chơi quá đà của mình, cô đã kéo cậu về với cuộc sống bình sinh để “làm người”, dắt cậu bước qua giai đoạn của tuổi mới lớn, mà sống chững chạc hơn, trưởng thành hơn, và ý nghĩa hơn.

Có thể nói, ngoài đường cậu ta hổ báo bao nhiêu thì lúc về nhà, đối diện với những giọt máu đào của mình, cậu càng nhẹ nhàng và hiểu chuyện bấy nhiêu, “con cáo” quậy phá trong cậu không đủ sức mạnh để bùng dậy và lấn át tình thương, sự ngây ngô và quan tâm từ đứa trẻ thông minh – Phoebe.

Thật may mắn, một đứa như Holden lại có một tổ ấm tuyệt vời đến thế, đó cũng là lí do để cậu băng qua những ranh giới để tự giải thoát mình, bước tiếp những bước chắc chắn vào đời.

Ngôn từ chân thực, câu chữ giản dị đời thường, lối kể nhẹ nhàng nhưng một nỗi là cuốn tiểu thuyết chẳng có nổi một vài tình tiết thắt – mở nút gì cả. Có thể nó sẽ khiến bạn khá nhàm chán về việc này, bởi lẽ, có ai mà lại không thích những tình tiết giật gân, bất ngờ cơ chứ!

Nhưng ít ra, cuốn sách sẽ cho bạn nhìn lại cái tuổi mới lớn của chính mình, rằng “mình cũng đã từng như thế”, mình cũng đã nhiều lần sống “bằng mặt mà chẳng bằng lòng”, là việc mà bên ngoài cố gượng lịch sự với người khác nhưng bên trong chỉ muốn nhanh nhanh kết thúc câu chuyện, là những lần mà trong câu nói của mình còn chứa cả những câu nói tục mà cứ nghĩ nó bình thường,…

Bằng mặt mà chẳng bằng lòng, là việc mà bên ngoài cố gượng lịch sự nhưng bên trong chỉ muốn nhanh nhanh kết thúc câu chuyện

Một lần nhìn lại tuổi thơ đã qua, nhưng như tôi đã cảnh báo ở trên – nó chỉ thích hợp với những người có tâm lý vững và đủ nhận thức để đấu tranh với những điều xấu – như tôi chẳng hạn haha, (tôi chưa bao giờ dám tự nhận là mình đã đủ lớn, nhưng qua cuốn sách này giúp tôi phần nào hiểu được: mình đủ lớn để biết phân biệt việc gì nên việc gì không nên rồi, gần nhất là cách tiếp nhận cuốn sách này). Còn với lứa tuổi trẻ thơ, chúng ta nên cân nhắc rất nhiều, sự lây nhiễm những điều xấu có thể diễn ra nhanh hơn trong một xã hội mà tệ nạn ngày càng nhiều, tội phạm ngày càng trẻ hóa này.

Là câu chuyện của nội tâm, những suy nghĩ của tuổi 17, có chút bồng bột, cũng có chút ngô nghê, có chút bộc phát pha trộn một vài suy nghĩ xa xa… “Bắt trẻ đồng xanh” thật ra không đến nỗi đáng ghét như vậy!

Mình là một người con xứ Nghệ, hiện đang học ngành Luật kinh tế (K38) tại trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Mình ưa thích viết lách và chia sẻ ...xem thêm

Bình luận