Review sách: Kẻ trăn trở

Tác giả: Lương Hoài Nam

Anh Lương Hoài Nam tâm huyết nhất với điều gì?
Nhiều lần tôi cho rằng anh ấy hết mình cho ngành hàng không, đúng ngành anh ấy học. Nhưng đọc nhiều bài tôi lại thấy anh vô cùng tâm huyết với du lịch. Những cái nhìn của anh về du lịch làm tôi, người vốn mê du lịch và đã lang thang trên 40 quốc gia, phải giật mình. Thế rồi, có hôm tôi đã ngồi mấy tiếng đồng hồ đọc lại các bài của anh trong lĩnh vực giáo dục lại thầm nghĩ nếu anh ấy làm lãnh đạo ngành này thì tuyệt vời làm sao. Những phân tích, những góc nhìn, những giải pháp rất cụ thể của Lương Hoài Nam trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo làm những ai đọc được của anh được tôi chuyển tới đều rất trồm trồ. Thế rồi những bài viết của anh về tầm nhìn quốc gia, về đất nước và con người Việt với thế giới. Rồi những bài về kinh tế, xã hội, văn hóa,… cũng rất sâu sắc và rúng động.

Tags: , , , ,

Kẻ trăn trở – tiếng thở dài và nỗi lòng của một công dân nước Việt,
Như tác giả Lương Hoài Nam từng viết trong tác phẩm của mình: “Mọi ‘ông quan’ đều có nhiệm kì, còn ‘nhiệm kì công dân’ của tôi là suốt đời. Nếu một ông quan bác đề xuất của tôi, tôi sẽ chờ những ông quan khác và tiếp tục thuyết phục họ”

“Kẻ trăn trở” là nơi mà tác giả đã bày tỏ lòng mình, là cuốn toàn thư về những đề xuất và quan điểm của TS. Lương Hoài Nam mong rằng sẽ góp phần phát triển một nước Việt Nam mới, và khi đọc cuốn sách này, tôi khẳng định: ông là người kiên định với những đề xuất của mình, đơn giản vì ông tin vào tầm nhìn và chính kiến của bản thân.

Là người có tầm nhìn sâu và một tấm lòng luôn khắc khoải, đau đáu về vận mệnh của đất nước, “Kẻ trăn trở” không đơn giản là tuyển tập các bài báo của ông từng được xuất bản, mà nó thực sự sâu sắc và nhân văn, cuốn sách trở thành nơi giãi bày tâm sự và niềm mong ước của tác giả về một đất nước Việt Nam hùng cường, bền vững.  

TS. Nguyễn Mạnh Hùng đã viết ở lời bạt cho cuốn sách:

Anh Lương Hoài Nam tâm huyết nhất với điều gì? Câu trả lời lại mỗi lần mỗi khác. Nhiều lần tôi cho rằng anh ấy hết mình cho ngành hàng không, đúng ngành anh ấy học. Nhưng đọc nhiều bài tôi lại thấy anh vô cùng tâm huyết với du lịch. Những cái nhìn của Lương Hoài Nam về du lịch làm tôi, người vốn mê du lịch và đã lang thang trên 40 quốc gia, phải giật mình. Thế rồi, có hôm tôi đã ngồi mấy tiếng đồng hồ đọc lại các bài của anh trong lĩnh vực giáo dục lại thầm nghĩ nếu anh ấy làm lãnh đạo ngành này thì tuyệt vời làm sao. Những phân tích, những góc nhìn, những giải pháp rất cụ thể của Lương Hoài Nam trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo làm những ai đọc được của anh được tôi chuyển tới đều rất trồm trồ. Thế rồi những bài viết của anh về tầm nhìn quốc gia, về đất nước và con người Việt với thế giới. Rồi những bài về kinh tế, xã hội, văn hóa,… cũng rất sâu sắc và rúng động.

Và đây chính xác cũng là những chủ đề được tác giả đề cập trong xuyên suốt nội dung cuốn sách.

Đối với một đứa sinh viên năm hai như tôi, cuốn sách có vẻ đã lỗi thời, nhưng những giá trị và sự kiện xã hội của Việt Nam lúc bấy giờ là kho tàng dẫn chứng quan trọng để tôi chiêm nghiệm lại và so sánh, bên cạnh đó cuốn sách còn giúp tôi học hỏi được cách suy luận cùng tầm nhìn sâu xa của một vị Tiến sĩ…

Cuốn sách được xây nên hoàn toàn bằng các bài cáo mà ông từng viết, các bài phỏng vấn có liên quan tới ông, có thể là đôi lời kiến nghị, là một vài bức thư, là niềm trăn trở của ông tới xã hội đương thời.

Một cách logic cuốn sách được chia làm 3 phần, tuy 3 phần có vẻ như không liên quan chút nào tới nhau nhưng đều có một điểm chung rất rõ, đó là sự “nhiều chuyện” của tác giả.

Phần 1: Giáo dục và định mệnh quốc gia

Tự xưng mình là “sản phẩm và khách hàng” của nền Giáo dục Việt Nam, là người từng trải nghiệm nhiều hình thức giáo dục khác nhau, ông là “sản phẩm” của nền Giáo dục Việt Nam, sau đó là “sản phẩm” của nền Giáo dục Liên xô; là “khách hàng” của nền Giáo dục Việt Nam khi con trai ông theo học tại một trường ở trong nước, là khách hàng của nền Giáo dục quốc tế khi con trai ông chuyển sang Anh hay Singapore để theo học.  

Có đủ trải nhiệm và kiến thức cùng với những minh chứng để so sánh, ông nhận thấy được nền Giáo dục Việt Nam có nhiều bất cập cần thay đổi.

Ông từng theo học ở Liên Xô một thời gian, cùng với việc con trai ông học ở Anh và Singapore đã cho ông thêm nhiều cách nhìn nhận về nền giáo dục ở Anh, ở Singapore vận hành ra sao, điều này đã tác động đến trăn trở của ông. Đầu tiên và trên hết, tôi thấy ông nói nhiều đến hệ thống giáo dục của hai quốc gia này, tôi thấy trong từng trang viết toát lên niềm ngưỡng mộ, đề cao và trân trọng của tác giả đối với nền giáo dục phát triển ở đây. Nhưng không phải vì thế mà tác giả so sánh mình với “con nhà người ta”, hay tác giả “sính ngoại”, mà chỉ đơn giản là từ đó, ông chủ động đề xuất thay đổi một số cách vận hành của hệ thống giáo dục cũng như hình thức học tập và thi cử dựa trên quan điểm và tầm nhìn của ông về thế hệ chất xám Việt Nam trong tương lai.

Trong trâm trí của tôi vẫn còn đọng lại một vài câu chữ: học sinh ở Việt Nam học nhiều hơn so với những nước tiên tiến khác rất nhiều, nhưng hiệu quả chưa cao, việc phân luồng theo chuyên môn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ lớp 9 với ông mà nói thực sự rất cần thiết.

Về vấn nạn dạy thêm, nghề giáo với mức lương “ít ỏi” họ tìm kiếm công việc làm thêm giờ là “dạy thêm”, có thực sự đáng trách?

Giáo dục có thực sự đúng như tên gọi của nó? Ý tôi là, tác giả đang nói đến việc giáo dục Việt Nam chú trọng vào hệ thống kiến thức mà lơ là trong việc trang bị những kĩ năng cần thiết cho người học,

Tác giả còn đem đến cho du học sinh Việt Nam những những lời khuyên, cần trang bị và tận dụng từ cơ hội khi được du học ở nước ngoài để làm nền tảng cho mọi hướng đi sau này,

Và vẫn còn đó, còn rất nhiều những nỗi trăn trở của tác giả về những tồn tại của nền giáo dục Việt Nam.

Ta thử hỏi, đổi mới giao dục thì ông được lợi gì khi mà giờ đây ông đã trở thành “khách hàng”, ông có thể chủ động lựa chon nền Giáo dục mà ông cảm thấy yên tâm hơn hay mọi sự đổi mới có lẽ sẽ dành cho khách hàng đến sau ông. Tất cả đều có nguyên do của nó, chúng ta quên, rằng Lương Hoài Nam vốn là một “kẻ trăn trở”.

Phần 2: Vì một nền hàng không phát triển bền vững

Là một chuyên gia ngành hàng không, nhiều năm làm việc và dẫn dắt các tập đoàn hàng không phát triển, ông có đủ kiến thức và tầm nhìn đủ xa để có thể bày tỏ quan điểm về lĩnh vực này, cụ thể hơn là phát triển hàng không Việt Nam cùng những ngành nghề liên quan tới hàng không.

Quan điểm 10 năm trước của ông về sự xuất hiện của sân bay Long Thành vô cùng sâu sắc. Trong lúc có nhiều tranh cãi về vấn đề: sân bay Long Thành có nên được “mọc” lên hay không, thì ông vẫn thẳng thừng lên ý kiến và kiên quyết: chúng ta nên bàn bạc về việc nên vận hành và đầu tư thế nào thay vì tranh cãi xây hay không, việc này chỉ mất thời gian chứ không giải quyết được việc gì; và thực tế hiện tại năm 2023 đã chứng minh quan điểm của ông vào những năm 2014 là hoàn toàn sáng suốt.

Là người trong nghề, cuộc đời ông may mắn thoát chết, trong khi đồng đội ông đã ra đi trong một vụ tìm kiếm máy bay mất tích, tình cờ là ngay trước ngày hôm đó, ông có lịch phải rời đoàn cứu hộ trở về Hà Nội, sự tình cờ ấy đã cứu ông khỏi cái chết của tử thần.

Ông hiểu hơn hết nỗi đau của những gia đình mất người thân do tai nạn máy bay, nhưng hơn hết ông xót xa cho sự hi sinh của đồng đội mình.  Đồng cảm với nỗi đau đó, ông chia sẻ với khách hàng – những người xem dịch vụ hàng không là phương tiệc đi lại – hãy tin tưởng vào chuyến đi thay vì thấp thỏm lo lắng mỗi khi ngồi trên ghế bay.  Bởi lẽ, ai ai trong mỗi chúng ta đều không hề muốn chuyện này xảy ra. Và dù có chuyện gì đi nữa thì các đồng đội của ông – những người tìm kiếm cứu nạn đã và đang làm tốt công việc của họ, họ đã và đang nỗ lực cùng nhau tìm kiếm những chiếc may bay “xấu số” với hi vọng cứu được hành khách, tổ bay.

Chưa dừng lại ở đó, ông đưa ra một số giải phải nhằm phát triển bền vững ngành hàng không Việt Nam, để đối đầu và cạnh tranh với ngành hàng không của các quốc gia phát triển. Không một lí do nào khác, vì ông muốn thông qua sự phát triển của hàng không, Việt Nam sẽ có thêm nhiều khách du lịch hơn, nhiều khách quốc tế sẽ biết đến Việt Nam hơn khi họ đáp chân xuống Việt Nam bằng các chặng bay “trung chuyển”.

Cứ tưởng như ông đang “ích kỷ” hướng đến nhấn mạnh vấn đề của cá nhân ông: “phát triển hàng không”, nhưng chưa dừng lại ở đó, sâu xa và nhân văn hơn, ông thực sự mong muốn Việt Nam ta phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực, mà trong đó ngành hàng không mà ông gắn bó sẽ là một yếu tố tạo động lực. Bởi lẽ đó, Lương Hoài Nam “nhiều chuyện” hơn chúng ta nghĩ.

Phần 3: Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Để trả lời cho câu hỏi ở đề mục Chương 3, ngau từ mở đầu, tác giả thẳng thừng tuyên bố: Việt Nam ta là một nước “nhỏ”.

Ông còn nói thêm: Đây là sự thật phũ phàng và nó có thể làm cho chúng ta đau nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận điều đó.

Nếu nói về ý chí, về tinh thần bất khuất và lòng yêu nước  không ai có thể nói Việt Nam là một nước “nhỏ”, nhưng đó chỉ là vấn đề thời chiến.

Trong thời đại 4.0, tiêu chí đánh giá sự hùng cường của một quốc gia, dân tộc chủ yếu là về vấn đề kinh tế, bởi lẽ: “tiềm lực kinh tế của một quốc gia đóng vai trò quyết định đối với nhiều thứ khác: quân sự, khoa học – kĩ thuật, giáo dục, văn hóa, ngoại giao,…”. Chính vì lẽ đó, Việt Nam ta đang là một nước “nhỏ” như lời TS. Lương Hoài Nam.

Ông còn đề cập đến con đường phát triển bền vững cũng như để khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế thông qua con số Nghiên cứu và phát triển (R&D). Tác giả đưa ra một số lập luận so sánh chỉ số R&D của một số nước phát triển và kế hoạch của họ trong 10 năm tới (khi đó góc nhìn của tác giả ở năm 2010, nhìn về năm 2020). Nhìn lại Việt Nam, chỉ số R&D của chúng ta rất thấp, trong khi các nước tiến tiến như Mỹ hay Trung Quốc xem nó là một phần không thể thiếu trong công cuộc phát triển đất nước, họ chú tâm vào chỉ số R&D như một cuộc đầu tư bền vững.

Thử hỏi, Việt Nam nghĩ gì về việc các nước phát triển tâp trung vào chỉ số R&D, trong khi Việt Nam vẫn ngày qua ngày ôm giấc mơ trở thành cường quốc thông qua sản xuất lao động giá rẻ,.. Dường như lời trăn trở của tác giả đã được lắng nghe, khi mà 10 năm sau, Việt Nam đã vận động được SamSung xây dựng trung tâm R&D lớn nhất của họ tại Thủ đô Hà Nội.

Chưa dừng lại ở đó, có nhiều lời trăn trở của ông đã thực sự được lắng nghe. Vào khoảng 10 năm trước, ông có một bài báo viết về vấn đề: cấm xe máy ở tất cả các đô thị lớn. Vào thời điểm đó, bài báo trở thành tâm điểm của sự bàn luận, nhận được nhiều ý kiến trái chiều, có thể có bất bình trong công chúng, nhưng ông vẫn kiên quyết giữ nguyên lập trường của mình. Cũng 10 năm sau, chuẩn bị cho mọi kế hoạch, nước ta sắp sửa bắt tay vào thực hiện: cấm xe máy ở nội thành các thành phố lớn.

Cái hay của một đứa đọc sách cũ như tôi, là giờ đây, tôi có thể ngồi nhìn lại những lời trăn trở của ông, để thật sự thán phục một kẻ trăn trở có tâm và có tầm, tài năng và tràn đầy khát vọng.

Nỗi lòng của ông vẫn còn đó, Việt Nam vẫn ngày một đổi mới nhưng đó mới chỉ là cách “đứa trẻ tập đi”.

Lời kết

Thật sự mà nói thì xã hội Việt Nam, đất nước Việt Nam sẽ chẳng thể nào tốt lên được nếu thiếu đi những trăn trở, những đề xuất, kiến nghị và quan điểm của chính công dân Việt Nam – người trực tiếp sử dụng và thực thi dưới quyền điều hành của nhà nước Việt Nam như ông Lương Hoài Nam. Rất cần và thực sự biết ơn những đóng góp của TS. Lương Hoài Nam về những gì mà ông đã làm cho nước chúng ta trong công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển.

“Kẻ trăn trở” không chỉ giúp bạn nhìn nhận lại Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, mà nó còn tác động đến chính con người bạn, giống như tôi. Từ cuốn sách, nó làm tôi mạnh mẽ hơn trước mọi sự biến diễn ra trong cuộc sống, tôi học được cách chống lại những bất công trước mắt mình, tôi biết lên tiếng để bảo vệ cái đúng, tôi dám nói ra những suy nghĩ của bản thân, đặc biệt hơn là tôi có thể nêu ý kiến và quan điểm của tôi trước một về trong hội nhóm, hay chất vấn với chính Giảng viên của mình. Đơn giản vì tôi cảm thấy được giải tỏa những gì mà mình muốn nói, tôi muốn “phăng” những gì khiến tôi cảm thấy chưa đúng hay “có gì đó sai sai”.

“Kẻ trăn trở” còn có nhiều hơn những vấn đề mà tôi viết ở trên, bởi lẽ tác giả là một kẻ “nhiều chuyện”. Trên đây chỉ là một vài thứ mà cuốn sách đọng lại trong tôi, hay nói cách khác là tôi có ấn tượng với nó. Tin tôi đi, khi bạn đọc nó, nó sẽ cho bạn nhiều hơn những gì mà tôi đề cập ở trên. Sẽ tốt hơn nếu bạn cùng đồng hành với một người bạn nữa để cùng đọc nó, sẽ hay hơn nếu khi gấp cuốn sách lại bạn có người để trao đổi, để bày tỏ góc nhìn của mình về cuốn sách nói riêng và tình hình xã hội Việt Nam nói chung, so sánh từ lúc cuốn sách được viết ra với thời điểm hiện tại. Đây chính là cái hay khi bạn đọc một cuốn sách cũ.

Chúc bạn sớm tìm thấy được lí tưởng sống và trách nhiệm của mình sau khi đọc Kẻ Trăn Trở!

Mình là một người con xứ Nghệ, hiện đang học ngành Luật kinh tế (K38) tại trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Mình ưa thích viết lách và chia sẻ ...xem thêm

Bình luận