Review sách: Trên đường băng

Tác giả: Tony Buổi Sáng

Lối hành văn thể hiện đậm nét một người từng trải, dày dặn kinh nghiệm với những trăn trở về “con người”, những câu chuyện “tác giả nghe kể lại hoặc tưởng tượng hư cấu theo phong cách trào phúng kiểu bác Ba Phi để minh chứng cho những điều tác giả nói”. Ngòi bút hướng về “con người”, những vấn đề xoay quanh đạo đức, lối sống và suy nghĩ, sẽ có đôi lúc chúng ta tự “thẹn” với chính mình, tự nhìn thấy được bản thân mình ở trong đó. Cách tác giả phê bình, lên án hay châm biếm, gián tiếp thúc dục con người ta thay đổi theo hướng tích cực hơn.

Tags: , ,

Chưa bao giờ là quá muộn để chúng ta làm một việc gì đó – đơn giản nhất là đọc một cuốn sách “cũ”.
Trên đường băng” đã có một thời rậm rộ trên mạng xã hội, ngay cả tôi cũng trầm trồ vì độ hot của nó.

Tôi cũng từng đọc rất nhiều bài review về nó, lặp đi lặp lại… nào là phát triển bản thân, nào là giới trẻ nên đọc, nào là những bài học không có nơi giảng đường,… Và khi tôi tiếp cận đến nó, là một cuốn self-help đúng nghĩa, nhưng nó cho tôi cảm giác khác hẳn với những cuốn sefl-help trước đây tôi từng đọc.

Là những lời kể của tác giả, nói cách khác cuốn sách là nơi tác giả gửi gắm nỗi niềm với mong muốn giới trẻ chúng ta nói riêng và con người Việt Nam nói chung ngày một phát triển, văn minh hơn.

Nếu các bạn đã đọc cuốn “bức xúc không làm ta vô can” thì sẽ cảm thấy hai cuốn này có mối liên hệ gì đó, có vẻ chúng bắc cầu cho nhau, thúc đẩy nhau và hỗ trợ cho nhau. Nhưng ở hai vẫn có điểm khác biệt nào đó mà 1 lúc đọc 2 cuốn tôi có thể phân biệt được.

Có thể “trên đường băng” không phản ánh xã hội một cách phanh phui, trần trụi như “bức xúc không làm ta vô can”, câu chữ và cách viết của Tony Buổi Sáng nhẹ nhàng hơn gắn liền với những câu chuyện của tác giả, chủ yếu viết về “con người”, những vấn đề xoay quanh đạo đức, lối sống và suy nghĩ, mà khi đọc nó sẽ có đôi lúc chúng ta tự “thẹn” với chính mình, tự nhìn thấy được bản thân mình ở trong đó. Cách tác giả phê bình, lên án hay châm biếm, gián tiếp thúc dục con người ta thay đổi theo hướng tích cực hơn. Lối hành văn thể hiện đậm nét một người từng trải, dày dặn kinh nghiệm với những trăn trở về “con người”, những câu chuyện “tác giả nghe kể lại hoặc tưởng tượng hư cấu theo phong cách trào phúng kiểu bác Ba Phi để minh chứng cho những điều tác giả nói”.

Ngỡ ngàng trong cảm xúc của tôi, đó là đằng đẵng những lời kể, những lời tự truyện một cách thâm thuý và cao siêu của tác giả Tony Buổi Sáng – một doanh nhân dấu tên và tự xưng là “kinh doanh phân và trồng nấm” luôn tự đắc vỗ ngực xưng mình là người “thanh tú”.

Có vẻ tác giả đã lớn tuổi, có cơ ngơi ổn định và có hẳn cả một chuỗi kinh nghiệm muốn truyền lại cho đời sau, Tony đóng vai là một người “dượng” kể lại một cách chân thật và phóng khoáng nhất, có thể nói đó là những bài học, là lời dạy hay con đường giúp ta có thể thành công dễ hơn, nhanh hơn và để sống có ích hơn.

Cuốn sách được chia làm 3 chương một cách logic và có hệ thống chứ không giống với “bức xúc không làm ta vô can” – dù đã đọc xong nhưng thành thật tôi vẫn chưa thể hiểu được dựa vào căn cứ nào để TS. Đặng Hoàng Giang chia thành 3 chương như thế.
Mỗi chương là tập hợp những câu chuyện ngắn tưởng chừng như chúng không liên kết với nhau nhưng hàm ý sâu xa của tác giả vẫn là: làm sáng tỏ cho điều mình muốn nói: Chuẩn bị – Sẵn sàng – Cất cánh

Phần 1: Chuẩn bị

Phần này khá dài, chiếm hẳn một nửa cuốn sách dày 300 trang. Chắc có lẽ đây là bước quan trọng nhất của đời người. Muốn thành công, muốn đạt được cái gì, hay muốn đi xa tới đâu, chúng ta đều cần có những bước chuẩn bị thật chắc chắn và kĩ lưỡng để đảm bảo cho chuyến hành trình diễn ra suôn sẻ nhất có thể.

Đặt nền móng cho mọi dự định, con người ta đầu tiên và trên hết cũng như quan trọng nhất là cần phải rèn dũa chính mình, làm sao cho mình trở thành một người có ý chí, thật thà, ham học hỏi, kiên trì và chăm chỉ – tôi nói thật, nếu ai trong mỗi chúng ta thiếu đi một trong những đức tính này sẽ khó thành công, cụ thể hơn là thành công bền vững.

Chuẩn bị cũng là quá trình chúng ta sắp sửa hành tranh để bước vào đời, để đối diện và chống chọi với nhân tình thế thái trong cuộc sống.

Những lời khuyên được lồng gắn qua những câu chuyện hư cấu của tác giả chính là cơ sở để chúng ta cố gắng, đó là việc muốn được mọi người yêu quý – chúng ta phải thật thà, muốn được người khác tôn trọng – mình phải liêm chính,… Chúng ta sinh ra không chỉ là để sống cho chính mình, chính ta còn có nghĩ vụ với nhân loại, với thế giới này. Nếu bạn sinh ra để chờ đến ngày mình chết đi thì thật lãnh phí, lãng phí cho một đời người bởi lẽ “Thành tích không có ý nghĩa gì. Thành tựu mới là cái đáng trân trọng. Và thành nhân là mục đích tối thượng của con người.”

Chúng ta có 6 năm để nhận diện thế giới, có thêm 12 năm đèn sách và học cách làm người, bao nhiêu năm ra đời lam lũ. Vậy số kiến thức chúng ta học được đi đâu hết rồi?

Trích dẫn hay trong sách Trên Đường Băng

Phần 2: Sẵn sàng

Với những gì đã chuẩn bị, bạn sẵn sàng chưa?
Bạn có đủ tự tin với hành trang mà bạn đang đeo trên “lưng” ?

Ở phần này, Tony đề cập nhiều về cách mà các nước phát triển làm thế nào để giúp họ ngày một giàu hơn, cũng như những câu chuyện thể hiện được sự châm biếm dí dỏm của tác giả về một số hiện tượng xã hội.

Tôi thấy trong đó nỗi niềm của tác giả về con người và xã hội Việt Nam, tôi thấy ở đó sự bất an và niềm mong mỏi con người ta, xã hội ta “thông minh” hơn, “nhân văn” hơn, không như cách mà “Giá thuốc tây, sữa thì cao ngất ngưởng. Trong khi đó, giá rượu bia, thuốc lá thì rẻ bèo” hay “luống này để bán, luống này để ăn”,…

Không chỉ dừng lại ở những bài học chuyên môn để chúng ta sẵn sàng dấn thân, dượng Tony còn lồng ghép vào đó những bài học về đạo đức kinh doanh, về cách ăn cách uống, cách đi cách ở cách chơi, về lòng tự tôn dân tộc, về sự hào sảng… để từ đó, dượng mong rằng, chúng ta sẽ xuất phát trên một con đường bền vững, bay những chuyến bay quốc tế, chứ không chụp giật, không manh mún trong lũy tre làng.

Sẵn sằng là một khẩu hiệu, cũng là một bước không thể thiếu trong một cuộc đua, khởi động để tiến lên, khởi động để xuất phát và khởi động sẽ giúp cho chúng ta tự tin hơn để bước vào đời… Cất cánh.

Phần 3: Xuất phát

Giờ là lúc chúng ta Xuất phát…

Ở phần này, tác giả kể đến những bài học, những câu chuyện khởi nghiệp hay hay hành trình gian lao đi đến khát khao khởi nghiệp của bao nhiêu người.

Câu chuyện cô giáo hoá sinh vì tiếc thương cho những mảnh đời trò mình nhà đầy vải thiều nhưng vẫn cứ thiếu ăn thiếu mặc đã bất đầu với giấm vải…
Câu chuyện của cô Lành với 12 tờ vé số độc đắc…
Câu chuyện của mấy thanh niên được sống thay cho cuộc đời của bố mẹ họ…

Tất cả, tất cả không chỉ dừng lại ở lời tự truyện nữa mà giờ đây đã trở thành những bài học và lời khuyên giá trị, tác giả nói rằng, không ai có thể chỉ cho chúng từng đường đi nước bước để đạt được ước mơ, yếu tố thên chốt vẫn ở chúng ta…

Khuyên chúng ta hãy sống đúng với ước mơ và khao khát của chính mình,
Khuyên chúng ta dù trong hoàn cảnh nào vẫn phải giữ được phẩm giá trong sạch, giữ được nỗi nhớ về quê hương,
Khuyên chúng ta hãy hành động, hãy bắt tay vào làm để cuộc sống của ta tốt hơn, để đất nước thịnh vượng hơn,
Khuyên chúng ta hãy đi ra thực tế thay vì nhìn vào faceboook hay zalo, ngày nay có cả tiktok nữa mà lúc đó tác giả chưa thể ngờ đến “hiểm họa” này.

Từ đó, tác giả gửi gắm rằng, chúng ta sẽ để lại một di sản, một thành tựu cho đời, cho quê hương, cho đất nước và cho chính mình. Cô đọng và ý nghĩ nhất, tất cả được kết tinh trong “Xuất phát”.

Trích dẫn hay trong sách Trên Đường Băng

Lời kết

Bản chất là một cuốn self-help nhưng nó không hề làm cho chúng ta cảm thấy nhàm chán, mà nó mang một sứ mệnh cao cả và vĩ đại hơn.
Sẽ chẳng có gì nếu tác giả viết về những điều giáo điều, sáo rỗng như mọi cuốn sách self-help khác. Cũng sẽ chẳng có gì nếu chúng ta đón nhận nó một cách hời hợt.

Có thể bạn sẽ có cảm giác như, tác giả đang nói thừa, tác giả đang kể ra những điều ai cũng biết, nhưng khi bạn rũ bỏ những định kiến về “sách self-help” để đón nhận nó, tin tôi đi bạn đã tiếp nhận những điều bổ ích và thực sự cần thiết cho một con người “hiện đại”.

Con người, ai cũng có cho mình một “sân bay”, nhưng không phải ai cũng đủ tự tin để “cất cánh”.
Trên đường băng sân bay mỗi đời người,
Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh.

Mình là một người con xứ Nghệ, hiện đang học ngành Luật kinh tế (K38) tại trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Mình ưa thích viết lách và chia sẻ ...xem thêm

Bình luận